Các bác sĩ ở TP.HCM và Tây Nguyên phối hợp để kiểm soát dịch bạch hầu
Trước đó, bệnh nhi được đưa vào BV Vùng Tây Nguyên vì sốt, ho, đau họng ngày thứ 4 và tiền sử chưa chích ngừa bạch hầu.
Kết quả xét nghiệm PCR của em Ph. dương tính bạch hầu type sinh độc tố, tăng troponine I, tràn dịch màng tim trên siêu âm, nhịp nhanh xoang. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị bạch hầu ác tính, biến chứng viêm cơ tim, suy hô hấp, được cho dùng kháng sinh tĩnh mạch, mở khí quản, thở oxy.
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong chuyến công tác hỗ trợ đã đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhi này. Theo đó, em Ph. được đặt máy tạo nhịp tim (do có biến chứng tổn thương tim), hỗ trợ tim mạch, hỗ trợ hô hấp tích cực, tránh gắng sức, sử dụng các thuốc hỗ trợ tim (ức chế men chuyển liều thấp, lợi tiểu liều thấp…). Khi sức khỏe tạm ổn, em Ph. được chuyển xuống TP.HCM.
![]() |
Tỉnh Đắk Nông đã cách ly ổ dịch bạch hầu tại huyện Krông Nô. Ảnh: Trùng Quang |
Ông Hà Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, cho biết, đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 12 ca dương tính với bệnh bạch hầu tại 3 ổ dịch.
Đầu tháng 6, tại Trung tâm trẻ mồ côi Ngôi nhà may mắn (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) phát hiện 3 trẻ nhỏ và 1 người thân của 1 trẻ bị bệnh bạch hầu. Ngày 19/6, cháu Sùng Thị H. (9 tuổi, ngụ xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long) bị bệnh bạch hầu và tử vong vào sáng 20/6.
Tại xã này phát hiện thêm 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu là hàng xóm, bạn học của cháu H. Ngày 20/6, tại xã Đắk Rmăng, huyện Đắk G’long, tiếp tục phát hiện bệnh nhân Giàng A Ph. (13 tuổi) dương tính với bệnh bạch hầu.
Hiện, ngành y tế tỉnh Đắk Nông đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch và khám sàng lọc, phát hiện thêm 2 trường hợp là ông Giàng A P. (40 tuổi) và cháu Thào A T. (10 tuổi) dương tính với bạch hầu.
Ngoài 1 cháu nhỏ đã tử vong, 2 trường bị bệnh nặng, đang được Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) tích cực chữa trị, số còn lại sức khỏe đang ổn định.
Tỉnh Đắk Nông đã cách ly hơn 1.200 người dân và điều trị dự phòng bạch hầu.
Ông Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác vào tỉnh Đắk Nông để chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Dự kiến chiều 28/6, đoàn sẽ tới kiểm tra cộng đồng dân cư có dịch bạch hầu và các cơ sơ y tế có liên quan.
Phan Nhơn - Văn Lệ
Một học viên 20 tuổi mắc bạch hầu khiến 16 người ở TP.HCM phải cách ly. Như vậy sau Đắk Nông, TP.HCM là địa phương thứ 2 xuất hiện dịch bạch hầu.
" alt=""/>Bệnh nhi mắc bạch hầu gặp biến chứng nặng phải chuyển việnChính sách chuyển mạng giữ số được Phần Lan triển khai vào ngày 25/7/2003. Người tiêu dùng được cho là đối tượng hưởng lợi lớn của chính sách chuyển mạng giữ số. Điều này rất đúng tại Phần Lan. Cụ thể, MNP giúp giảm chi phí cho người dùng di động khi chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ khác. Tuy nhiên, từ góc độ nhà mạng, MNP khiến các doanh nghiệp phải mất thêm chi phí, như các khoản đầu tư lập cơ sở dữ liệu chuyển số, nâng cấp các thiết bị…. Theo các chuyên gia, Phần Lan là thị trường có cuộc chiến cạnh tranh giá diễn ra mạnh mẽ. Bởi vì tất cả các nhà mạng đều đã có độ phủ sóng tốt ở khắp đất nước, và có các dịch vụ dữ liệu di động phát triển mạnh mẽ, không khác biệt nhau nhiều. Ở tình thế đó, các nhà mạng buộc phải cố giành khách của nhau bằng các chiến dịch marketing mạnh mẽ và các chiêu giảm giá cho khách hàng.
Tại Phần Lan, các nhà mạng được phép tính phí đối với các khách hàng chuyển mạng. Cơ quan quản lý viễn thông không đưa ra mức phí giới hạn cao nhất. Tuy nhiên, tất cả các nhà mạng ở Phần Lan đều không tính phí với khách hàng, vì cuộc chiến giá tăng cao tại Phần Lan, và các nhà mạng mong muốn thu hút thuê bao.
Theo số liệu, thị phần các hãng viễn thông Phần Lan đã có sự chuyển biến đáng kể sau khi giới thiệu chính sách chuyển mạng giữ số vào tháng 7/2003. Chỉ trong 1 năm, từ tháng 8/2003 đến tháng 8/2004, thị phần của 3 hãng lớn là TeliaSonera, Elisa, và DNA đã giảm từ 98,7% xuống 87,9%.
" alt=""/>Phần Lan náo nhiệt với 'chuyển mạng giữ số'